Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào bất cứ phần nào của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang… Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần điều trị sớm và triệt để, chính vì vậy cần có kiến thức để dự phòng bệnh và phát hiện bệnh sớm.
Trước khi đi vào cách điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu chúng ta sẽ tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
Đa phần là do vi khuẩn gây ra, thường gặp nhất là các vi khuẩn Gram âm như E Coli, Proteus mirabillis, Enterobacter… và một số vi khuẩn Gram dương khác, các loại nấm, kí sinh trùng.
Điều này thường xuyên gặp ở nam giới, lười tắm và vệ sinh hàng ngày, không lau rửa sau mỗi lần đi vệ sinh. Trong nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, nếu không lau sạch có thể gây nhiễm trùng ngược dòng, gây viêm đường tiểu.
Khi nước tiểu tồn lưu trong bàng quang quá lâu khiến thay đổi độ pH, các hệ vi sinh vật gây hại có thể thừa cơ phát triển và gây nhiễm trùng đường tiểu.
Có thể do quá trình thai nghén, do các bệnh lí như thận đa nang, sỏi tiết niệu, u thận, polyp hoặc u bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến… chính là những yếu tố nguy cơ gây viêm đường tiểu.
Một số triệu chứng gây ra khiến cơ thể người bệnh khó chịu:
Các triệu chứng thường gặp là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu hoặc tiểu ra mủ…khiến đi tiểu đau và khó khăn.
Nhìn nước tiểu thường không trong, hay có mủ hoặc có máu. Chính vì vậy cần quan sát nước tiểu mỗi khi đi vệ sinh để xem có nguy cơ bệnh đường tiểu hay không.
Có thể xuất hiện sốt, môi khô, nếu nhiễm trùng đường tiểu nặng sẽ xuất hiện sốt cao kèm rét run.
Bệnh nhân có thể đau vùng hông lưng nếu viêm thận bể thận, buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần…
Sau khi xét nghiệm nước tiểu, máu kết hợp các triệu chứng của bệnh nhân, nếu chẩn đoán chắc chắn là nhiễm trùng đường tiểu thì cần sử dụng kháng sinh và các dược phẩm sát khuẩn, chống nhiễm trùng.
Các nhóm kháng sinh thường dùng là Quinolon, Aminosid, cephalosporin…Nếu dùng thuốc không thấy hiệu quả thì cần làm kháng sinh đồ, để xác định xem nhạy cảm với kháng sinh nào.
Ngoài kháng sinh thường dùng các dược phẩm có tính sát khuẩn như Mictasol, Nitrofurantoin… giúp làm sạch đường tiểu. Khi uống các thuốc này nước tiểu thường có màu xanh, đừng lo lắng vì tình trạng này sẽ hết khi bạn ngừng thuốc.
Bên cạnh đấy để phòng bệnh chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:
Như vậy bệnh nhiễm trùng đường tiểu có thể điều trị tốt nếu phát hiện sớm và kịp thời. Ngoài các tham khảo các thông tin bài viết, bạn đọc nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn tốt hơn.
Xem thêm: Mẹo cai sữa cho bé Tags: góc nhìn về cuộc sống